Thrive Themes Review 2023: Đây là giải pháp sẽ giúp Blog của bạn phát triển mạnh mẽ

Bạn có muốn Blog của mình trang bị nhiều công nghệ hiện đại và hỗ trợ phát triển khán giả và doanh thu một cách nhanh chóng?
Nếu bạn là một người hâm mộ lớn của WordPress chắc chắn bạn đã được nghe đến những công cụ Marketing hàng đầu được tích hợp với nó.
Không dừng ở giao diện bắt mắt cùng sự chuyên nghiệp thì các tính năng quan trọng như tối ưu trải nghiệm, thu thập danh sách và hỗ trợ các chiến dịch.
Đây là một cách thông minh để gia tăng thu nhập cho Blog của bạn.
Mình đã từng trải nghiệm một số bộ công cụ phổ biến từ những thương hiệu như Brainstorm Force, Elegant Themes. Họ thực sự rất tuyệt với mức giá vô cùng phù hợp cho những người có ít chi phí.
Tuy nhiên sau một thời gian, mình quyết định chuyển sang Thrive Themes vì nó đi kèm với một hệ sinh thái Marketing vô cùng mạnh mẽ với trình tạo trang, biểu mẫu thu thập, quản lý comment,...
Mình đã sử dụng nó trong hơn 2 năm nay và chưa bao giờ có ý định thay đổi.
Trong hôm nay mình sẽ cho bạn một đánh giá Thrive Themes toàn diện từ những trải nghiệm của mình để giúp bạn có một cái nhìn thực tế về công cụ này cũng như giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt.
Bắt đầu nào:
(Lưu ý: Bài đăng này có chứa các Affiliate link)
Đôi chút về Thrive Themes
Thrive Themes là một dịch vụ cung cấp các sản phẩm WordPress cao cấp được thành lập vào năm 2013 bởi nhà tiếp thị hàng đầu Shane Melaugh và Paul McCarthy.
Họ chủ yếu tập trung vào việc phát triển những Theme và plugin phục vụ mục đích cho các nhà tiếp thị nhằm xây dựng khách hàng và tăng cường chuyển đổi.
Nguyên lý của ThriveThemes được dựa trên một công thức:
”
Thu hút khách hàng qua nội dung để họ đăng ký bản tin và tiến hành tiếp thị qua email để giới thiệu sản phẩm.
Dù sao đi nữa Email Marketing vẫn là kênh tiếp thị có độ hiệu quả cao nhất thời điểm này, có điều mình thừa nhận ở Việt Nam hiện tại chưa có nhiều người có khả năng sử dụng. Vì vậy bạn đang đứng trước một lợi thế lớn để đánh bại đối thủ của mình.
Tại sao nên sử dụng Thrive Themes?
Một Blog có khả năng tăng trưởng nhanh, điều đó không chỉ nằm ở tư duy tốt và kinh nghiệm Marketing của người quản trị mà còn phụ thuộc vào những công cụ Marketing mạnh mẽ.
Giả sử bạn thừa sức biết rằng Email Marketing có thể giúp bạn nhận được ROI lên đến 4200%, tuy nhiên nếu như bạn không có hình thức thu thập Email thì mọi thứ cũng vẫn vô nghĩa.
Và bạn đã nghĩ đúng.
Thrive Themes được sinh ra để biến những ý tưởng Marketing của bạn trở thành sự thật.
Bây giờ bạn không cần phải là một chuyên gia về lập trình Web cũng không cần biết gì về mã. Mọi thứ về Digital Marketing dễ dàng như thế này:
Bạn có thể tạo Landing Page tuyệt đẹp với các thao tác kéo thả và tùy chỉnh bằng cách nhấp chuột.
Đặc biệt Thrive thường đi kèm với bộ báo cáo số liệu chi tiết ngay trên giao diện quản trị mà bạn không cần cài thêm plugin theo dõi như Google Analytics.
Vì vậy mình có thể đảm bảo, dù bạn không giỏi về kỹ thuật thì bạn vẫn thừa khả năng triển khai các chiến dịch tiếp thị ở mức độ cao nhất.
Thrive Themes dành cho ai?
ThriveThemes không sinh ra cho mọi người dùng WordPress vì nó đi kèm tính năng cao cấp và chi phí cũng tương đối cao so với mặt bằng chung.
Do đó, theo quan điểm cá nhân mình thì ThriveThemes thường chỉ dành cho một số đối tượng:
-
Blogger chuyên nghiệp
-
Người làm tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)
-
Nhà tiếp thị
-
Người làm Website bán hàng
-
Content Writer
-
Người bán khóa học trực tuyến
Các công cụ Thrive chỉ phát huy sức mạnh khi nó được sử dụng đúng mục đích cũng như đối tượng. Ngược lại nếu bạn dùng sai thì mọi thứ rất kém hiệu quả và lãng phí.
Chẳng hạn bạn là một Writer thì có thể tận dụng Thrive cho Blog để xây dựng danh sách khán giả, tạo trang đích bán hàng và bán khóa học trực tuyến sau này.
Nhưng nếu bạn sử dụng Thrive cho một Blog tin tức thì nó có phần dư thừa. Đơn giản vì bạn không thể bán sản phẩm của mình ngoại trừ đặt quảng cáo.
Khám phá các công cụ của Thrive Themes sẽ giúp gì cho bạn
Được rồi!
Mình cá rằng bạn đã cảm thấy phù hợp với Thrive Themes. Và bạn có thắc mắc bạn sẽ nhận được gì khi sử dụng dịch vụ này?
Bây giờ hãy cùng mình khám phá từng công cụ mà Thrive đang cung cấp và các tính năng có thể làm cho Blog của bạn phát triển nhanh chóng nhất.
Mình nghĩ bạn sẽ vô cùng phấn khích.
Thrive Architect
Nhắc đến Thrive Theme bạn phải nghĩ ngay đến Thrive Architect, đây là một plugin Page Builder tốt nhất hỗ trợ việc tạo trang chỉ với thao tác kéo thả.
Về cơ bản nó giống như Elementor nhưng dễ sử dụng hơn và các lựa chọn cho Marketing cũng chuyên nghiệp hơn.
Thrive Architect đi kèm với các modules chuyên phục vụ mục đích Marketing như lời chứng thực, bộ đếm ngược, biểu mẫu đăng ký, nút chia sẻ,...
Chính vì vậy bạn sẽ dễ dàng tạo các thiết kế trên WordPress mà bạn cảm thấy thích một cách nhanh chóng và chuyển đổi cao nhất.
Thrive Architect thường được sử dụng để tạo các landing page như trang bán hàng, xác nhận đăng ký, thu thập danh sách Email với hiệu quả chuyển đổi cực kỳ cao vì độ Focus của các thiết kế và các tính năng dựa trên hành vi của người dùng.
Nó cũng có một thư viện với hơn 300+ mẫu thiết kế sẵn để bạn lựa chọn.
Smart Landing page của Thrive Architect cũng là một trong những cuộc cải cách về thiết kế Web khi giúp bạn đồng bộ màu sắc thương hiệu trên trang đích chỉ với một cú click.
Architect được tích hợp rất liền mạch với các công cụ khác trong hệ sinh thái Thrive. Chẳng hạn như bạn có thể kết hợp với Thrive Optimize để tạo ra thử nghiệm A/B - đây là một tính năng hiếm có nhất đối với tiếp thị tăng trưởng.
Thrive Leads
Thrive Leads là một plugin xây dựng danh sách mạnh mẽ, nó có nhiều loại hiển thị form và kiểm soát hiển thị chuyên nghiệp.
Ví dụ bạn có thể tạo ra các cửa sổ bật lên hoặc nhúng vào bất kỳ vị trí nào trên Blog.
Popup
Inline
Bạn cũng có thể tận dụng tính năng A/B Testing để thử nghiệm các form và đo lường hiệu quả chuyển đổi.
Đặc biệt Thrive Leads có hệ thống báo cáo chi tiết liên quan đến form như số lần hiển thị, số người chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và các trang có dấu hiệu tích cực nhất trên Blog.
Thậm chí nó còn tự động vẽ ra các biểu đồ để bạn dễ dàng thấy độ hiệu quả mà các form thu nhập email đem lại.
Cũng như Architect, với ThriveLeads bạn có thể nhanh chóng tạo ra các biểu mẫu thu thập Email trên WordPress bằng cách kéo thả hoặc sử dụng thư viện được các chuyên gia dựng sẵn vô cùng đẹp mắt.
Đây là một thay thế tốt cho các plugin optin form như Optinmonster, Bloom và thậm chí cả Convert Pro.
Thrive Optimize
Trong tiếp thị tăng trưởng, điều quan trọng nhất là cần phải đưa ra các thay đổi mới để thử nghiệm độ hiệu quả.
Đó là một trong các lý do mình chọn Thrive Themes.
Với Thrive Optimize bạn có thể tạo ra thử nghiệm A/B (còn gọi là A/B Testing) để so sánh yếu tố có khả năng cải thiện trang đích.
Ví dụ một lời kêu gọi hành động đôi khi cũng thay đổi tỷ lệ nhấp hoặc chuyển đổi.
Thrive Optimize sẽ có một giao diện báo cáo riêng biệt được tích hợp ngay trên WordPress của bạn để dễ dàng giám sát độ hiệu quả giữa 2 phiên bản và đưa ra các quyết định có lợi.
Công cụ này vô cùng hữu ích và đơn giản hơn rất nhiều so với việc bạn dùng một nền tảng A/B testing bên ngoài như Google Optimize.
Thrive Quiz Builder
Thrive Quiz Builder được cho là một trong những công cụ hiếm hoi giúp bạn tạo câu đố trên WordPress.
Nó còn đơn giản hơn khi cho phép bạn xây dựng các câu hỏi dưới dạng sơ đồ trực cùng nhiều tùy chọn hiển thị có sẵn.
Quan trọng hơn plugin này còn có thể sử dụng để xây dựng danh sách khách hàng. Vì vậy bạn có thể tạo ra câu đố vui hay thậm chí dùng để phân khúc khách hàng tiềm năng từ Blog.
Các dữ liệu về tương tác cũng được hệ thống thu thập và báo cáo dưới dạng biểu đồ cùng nhiều thông số quan trọng khác.
Thrive Quiz Builder rất hữu ích nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về đối tượng bằng các cuộc khảo sát hoặc thậm chí phân khúc họ để phục vụ cho Email Marketing sau này.
Thrive Ovation
Thrive Ovation là một plugin cho phép bạn thu thập và quản lý các bằng chứng xã hội sau đó phân phối trên trang đích, trang chủ bán hàng,...
Nếu bạn thường xuyên nhận được nhiều đánh giá từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thì plugin này khá hữu ích khi giúp tăng sự tin tưởng cho bạn cũng như thúc đẩy người sau mua hàng.
Thrive Comment
Nếu bạn muốn thúc đẩy tương tác trên Blog của bạn với nhiều tính năng độc đáo như giao diện quản lý mới, tùy chỉnh theo thương hiệu, xây dựng danh sách,...thì Thrive Comment là một trong những plugin bình luận tốt nhất bạn nên sử dụng.
Thrive Comment cũng có giao diện báo cáo theo thời gian để bạn nhận ra các nội dung tích cực và được tương tác nhiều nhất trên Blog.
Thrive Headline Optimize
Đây là plugin duy nhất mình biết được có khả năng kiểm tra độ hiệu quả của tiêu đề vài viết để cải thiện tỉ lệ nhấp. Mặc dù điều này cần có một lượng traffic đủ lớn để bạn thấy được kết quả trực quan nhất.
Thrive Clever Widgets
Đây là plugin cho phép bạn kiểm soát hiển thị các Widget trên các trang bạn mong muốn. Nó cũng là một bí kíp để cải thiện tỷ lệ nhấp và tăng cường chuyển đổi trên Blog.
Thrive Ultimatum
Thrive Ultimatum là một công cụ hỗ trợ bạn tạo các chiến dịch khan hiếm với hệ thống đếm ngược để hối thúc chuyển đổi và mua hàng.
Nếu bạn đang bán một sản phẩm của riêng mình thì chắc chắn plugin này sẽ không làm bạn phải hối hận.
Thrive Apprentice
Thrive Apprentice là một giải pháp thay thế các nền tảng khóa học trực tuyến, nó được phát triển để tạo ra các trang khóa học đẹp mắt và dễ dàng sử dụng dựa trên Thrive Architect.
Bạn có thể sử dụng để tạo ra khóa học thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc kết hợp với các nền tảng bán sản phẩm kỹ thuật số như Sendown, ThriveCart để bán khóa học trực tuyến với chức năng thanh toán.
Theme của Thrive
Trước đây Thrive có một số theme WordPress khá nổi tiếng như Pressive, Rise, Focus,...Nhưng do họ quá chú trọng về chuyển đổi nên yếu tố trải nghiệm về giao diện không được như mong đợi.
Ngoại trừ bạn có một lượng kiến thức về sử dụng mã tùy biến.
Tuy nhiên vào tháng 2/2020 Thrive tung ra một sản phẩm có tên Thrive Themes Builder khiến các theme WordPress nổi tiếng thời điểm đó phải khiếp sợ.
Kết hợp giữa sự linh hoạt như Elementor và khả năng dễ dàng của Thrive Architect nên nó có thể biến một người không rành về lập trình tạo ra những bố cục web chỉ với thao tác kéo thả.
Đặc biệt Thrive cũng đã chú trọng hơn vào Woocommerce nên thời điểm này bạn hoàn toàn có thể xây dựng một website bán hàng trực tuyến chuyển đổi cao với Thrive Theme Builder.
Với đánh giá cá nhân mình thì Thrive Theme Builder rất dễ dàng sử dụng, nếu không rành thiết kế bạn có thể dùng những những mẫu được họ hỗ trợ sẵn, bao gồm trang chủ, trang blog và thậm chí trang lưu trữ hay 404.
Nó cũng tích hợp liền mạch với các sản phẩm trong hệ sinh thái Thrive, đặc biệt bạn có thể chuyển đổi giữ Thrive Theme Builder vs Thrive Architect trong quá trình làm việc.
Tài liệu & hỗ trợ Thrive Themes
Nếu bạn cần một sản phẩm WordPress có một thư viện tài liệu về cách sử dụng và mẹo khai thác hiệu quả thì mình tin chắc Thrive Themes sẽ đáp ứng cho bạn.
Với Thrive Knowledge Base bạn sẽ có đầy đủ hướng dẫn về sản phẩm bạn muốn sử dụng từ những thứ cơ bản như cài đặt, thiết lập và từng tính năng nhỏ nhất.
Bạn cũng có thể truy cập diễn đàn để thảo luận, đặt câu hỏi hoặc tìm các vấn đề bạn gặp phải.
Tuy nhiên nếu sản phẩm bạn đang còn trong thời gian nhận support thì có có gì mình nghĩ bạn cứ liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ khách hàng.
Họ sẽ gửi các chuyên gia khắc phục vấn đề cho bạn mà không phải lục tài liệu cho mất thời gian.
Giá của Thrive themes
Trước đây, Thrive cung cấp khá nhiều tùy chọn mua hàng cho những nhà tiếp thị có nhu cầu trải nghiệm công nghệ của họ.
Khi đó bạn có thể mua từng sản phẩm riêng lẻ với giá từ $39 - $97 tùy vào loại sản phẩm và nó có thể tăng thêm nếu như bạn bổ sung thêm số lượng giấy phép.
Nhưng hiện tại họ chỉ cung cấp Thrive Suite, đó là một hệ sinh thái tốt nhất cho WordPress để phát triển Blog của mình.
Nó có giá $19/tháng (thanh toán theo năm) hoặc $30 (thanh toán theo quý). Bạn sẽ có quyền truy cập tất cả sản phẩm của Thrive Themes và cài được trên 25 site.
Với mình, mình cho rằng Thrive Suite là gói thành viên tốt nhất để bạn lựa chọn để phát triển Blog và có thể tiết kiệm nếu bạn sở hữu nhiều site hoặc mua chung với bạn bè.
Ưu và nhược điểm của Thrive Themes
Ưu điểm
-
Dễ dàng sử dụng
-
Phát triển Marketing mạnh mẽ
-
Tối ưu cho chuyển đổi
-
Đơn giản hóa việc thiết kế
-
Tích hợp chuyên sâu với các nền tảng tiếp thị như Email Marketing
-
Tài liệu đa dạng
-
Hỗ trợ nhanh chóng
-
Cập nhật liên tục
-
Nhiều mức giá lựa chọn
-
Tư cách thành viên nhiều giá trị
Nhược điểm
-
Không hỗ trợ tiếng Việt như Elementor
-
Giá có phần cao hơn một chút so với giá trung bình của một sản phẩm trả phí.
Tổng kết:
Phát triển một Blog hay một Website WordPress trực tuyến thì việc có những công cụ tốt sẽ khiến công việc của bạn hiệu quả và nhanh hơn so với thông thường.
Hãy tưởng tượng cùng một đích đến, thay vì bạn sử dụng các công cụ miễn phí nó chỉ là một chiếc xe máy. Nhưng khi bạn dùng một công cụ tiếp thị mạnh mẽ như ThriveThemes nó sẽ là chiếc xe có động cơ phản lực.
Bạn biết cái nào nhanh và mạnh hơn rồi chứ?
Tất nhiên mình không bắt buộc bạn phải bỏ ra hết tiền dành dụm hoặc vay mượn để mua chiếc phản lực. Bạn hãy trang bị nó khi cảm thấy thực sự cần thiết và có khả năng chi trả.
Nhưng một khi bạn có được và biết tận dụng các thế mạnh thì doanh thu và khách hàng sẽ cho thấy nó rất xứng đáng với sự đầu tư của bạn.
Đó là nguyên tắc chung khi sử dụng một sản phẩm WordPress trả phí.
Hy vọng qua bài viết đánh giá ThriveThemes của mình bạn đã có một cái nhìn chi tiết về dịch vụ này. Bạn có quyết định lựa chọn hoặc nghĩ đến một công cụ nào đó khác không?
Cho mình biết ý kiến của bạn ở phần bên dưới và đừng quên chia sẻ nếu như bạn thấy bài viết ưu ích nhé!