11 công cụ tạo ảnh bằng AI nhất định phải biết [2024 Updated]
![11 công cụ tạo ảnh bằng AI nhất định phải biết [2024 Updated]](https://kiemtien247.pro/uploads/images/202405/image_870x_6633517fc12ec.webp)
Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo? Bạn muốn tận dụng sức mạnh của AI để hỗ trợ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Có điều bạn không biết công cụ tạo ảnh bằng AI nào tốt nhất?
Không phải lo. Vì đây là nơi sẽ giải đáp mọi thứ cho bạn.
Mặc dù trước kia, quá trình tạo ra một hình ảnh độc đáo và chất lượng thường đòi hỏi nhiều giờ đồng hồ tìm kiếm trên Google, chưa kể tới những giới hạn về tính sáng tạo và cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của các công cụ tạo ảnh bằng AI thì việc tạo ra các bức ảnh, đồ họa đẹp mắt không còn là điều gì đó xa vời nữa.
Để bạn không phải loay hoay tìm kiếm và thử nghiệm hàng trăm công cụ trên thị trường thì mình đã hy sinh làm chuột bạch cho bạn và chọn ra 11 công cụ tạo ảnh bằng AI tốt nhất hiện nay. Vì vậy, bạn có thể xem qua và chọn công cụ phụ hợp nhất với mục đích, nhu cầu hoặc khả năng tài chính của mình.
Và như thường lệ, trước khi nói đến trọng tâm thì chúng ta cần làm rõ khái niệm về nó.
Công cụ tạo ảnh bằng AI là gì?
Công cụ tạo ảnh bằng AI (hay còn gọi là text-to-image) là một nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển đổi các đoạn văn bản thành hình ảnh. Với nó bạn có thể tạo nhiều loại ảnh như ảnh chụp, tranh, đồ họa thậm chí bản vẽ. Và trong đó còn chia ra làm hàng chục phong cách khác nhau giúp đáp ứng mọi nhu cầu về nghệ thuật tạo ảnh.
Tất cả việc bạn phải làm là chỉ cần nhập các ý tưởng của bạn qua câu lệnh mô tả (gọi là prompt), việc còn lại AI sẽ xử lý sau đó gửi kết quả cho bạn chọn và tải về.
Thậm chí với một số công cụ bạn có thể tùy chỉnh thêm hoặc tải ảnh lên và yêu cầu AI vẽ dựa trên ảnh đó.

Các công cụ tạo ảnh bằng AI hiện nay thường được triển khai trên 2 nền tảng chính là web và ứng dụng di động. Tuy nhiên theo trải nghiệm của mình thì hầu như các phiên bản web sẽ cho kết quả chất lượng cao hơn.
Tóm lại với các công cụ tạo ảnh bằng AI, bạn có thể dễ dàng tạo ra những bức ảnh có trong suy nghĩ bạn mà không cần chuyên môn cao.
Lợi ích khi sử dụng AI tạo ảnh
Khi nói đến công cụ tạo ảnh bằng AI thì tất nhiên không thể bỏ qua những lợi ích tuyệt vời của nó, nếu bạn chưa biết thì dưới đây là một số lý do chính:
1. Không cần kiến thức chuyên môn về đồ họa
Ngày xưa, để có những bức ảnh đẹp thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn cao như ánh sáng, màu sắc, chủ thể, bố cục, vẽ,..Dường như một người tay ngang rất khó có khả năng làm được. Nhưng với AI thì nó sẽ tự động phân tích và làm luôn cho bạn.
2. Không cần biết sử dụng phần mềm chuyên nghiệp
Ngoài kiến thức về đồ họa thì trước đây bạn cũng phần phải biết dùng các phần mềm thiết kế, chẳng hạn như Adobe photoshop, Illustrator,...việc để kiểm soát các công cụ này đòi hỏi mất nhiều thơi gian học tập mới thuần thục được. Bây giờ với công cụ tạo ảnh bằng AI, điều bạn cần làm chỉ là truy cập một trang web hoặc ứng dụng và nhập ý tưởng là xong.
3. Tạo ra thiết kế độc đáo mà thậm chí chưa hình dung tới
Sức mạnh AI trong sáng tạo là không thể bàn cãi, nếu bạn biết cách khai thác prompt và cung cấp đầy đủ thông tin thì nó sẽ trả về cho bạn những bức ảnh mà thậm chí vượt qua trí tưởng tượng bạn đầu của bạn.
4. Tiết kiệm thời gian
Không cần phải trải qua quy trình dài dòng từ lên ý tưởng, phác thảo, thiết kế, chỉnh sửa,…với các công cụ tạo ảnh từ AI bạn chỉ cần 2 bước là nhập ý tưởng và nhận kết quả. Đôi khi chỉ cần vài giây là bạn đã có được một tác phẩm ưng ý.
Với những lợi ích mình vừa nêu trên, có lẽ bạn đã nhận ra sức mạnh của AI và tác dụng của nó như thế nào rồi, đúng không?
Chắc chắn đó là xu hướng và xu hướng thì bạn phải nắm bắt.
11 công cụ tạo ảnh bằng AI tốt nhất 2023
Bây giờ mình sẽ cung cấp cho bạn một số công cụ tạo ảnh bằng AI tốt nhất mà mình từng trải nghiệm, trong đó có những cái miễn phí hoàn toàn hoặc có lẫn trả phí. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cái phù hợp nhất nha!
1. Bing Image Creator

Bing Image Creator là một công cụ tạo ảnh bằng AI Online của Microsoft, điều đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này bạn có thể tạo ra nhiều phong cách ảnh khác nhau với độ chân thực, sắc nét và chi tiết cao.
Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm về prompt thì có thể tham khảo thư viện với nhiều bức ảnh đẹp do người khác tạo và được prompt đính kèm.
Với mỗi kết quả từ Bing Image Creator thì bạn sẽ có 4 lựa chọn khác nhau với ảnh là dạng vuông tỷ lệ 1:1 và kích thước 1024px. Về cơ bản đây là kích thước phổ biến để chia sẻ nội dung lên mạng xã hội.
Mỗi ngày bạn sẽ có 100 credit miễn phí để tạo ảnh bằng AI với tốc độ nhanh, hết bạn vẫn có thể dùng tiếp nhưng tốc độ sẽ chậm hơn một chút.
Nhìn chung, đây là một công cụ tạo ảnh bằng AI miễn phí tốt cho mục đích học tập, nghiên cứu hoặc tạo các bài đăng trên mạng xã hội.
2. Leonardo AI

Leonardo AI là một nền tảng tạo ảnh bằng AI toàn diện, nó đi kèm rất nhiều models tương ứng với nhiều phong cách ảnh khác nhau như chân thực, nghệ thuật, anime, 3D,…
Mỗi bức ảnh được tạo ra từ Leonardo AI mình đánh giá cực cao về độ sắc nét, tính chân thực và đặc biệt vô cùng sát với mô tả đưa vào.
Sử dụng công cụ này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập prompt, chọn models phù hợp với mục đích, số lượng ảnh cho một kết quả (1-8) và kích thước ảnh.
Khi có kết quả bạn có thể chỉnh sửa thêm như tăng kích thước, xóa nền, hoặc yêu cầu AI sửa lại, cuối cùng là chỉ việc tải về.
Bên cạnh đó có 2 tính năng khác mình đặc biệt yêu thích là cho phép bạn tải lên một ảnh sau đó nhập prompt để có thể vẽ những phác thảo dựa trên ảnh đó. Hoặc thêm prompt phủ để bắt buộc AI không được thêm yếu tố bạn đặt ra.
Hiện tại Leonard AI cho phép bạn dùng thử miễn phí với 150 token mỗi ngày, tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn một số models. Nếu nhu cầu cao hơn bạn có thể nâng cấp với giá từ 10$./tháng với 8500 token.
Đây có thể là công cụ tạo ảnh bằng AI giá rẻ và đáng tiền nhất ở thời điểm này. Rất thích hợp cho những bạn tạo ảnh với mục đích thương mại.
3. Ideogram

Ideogram là công cụ tạo ảnh bằng AI miễn phí được nhiều người yêu thích. Với công cụ này bạn chỉ cần nhập ý tưởng, chọn tỷ lệ ảnh (10:16, 1:1, 16:10). Sau đó nhấn Generate và chờ một lúc là bạn sẽ nhận được kết quả.
Chất lượng ảnh được tạo ra từ nó cũng không kém phần sắc nét và đa dạng.
Thông thường Ideogram được sử dụng nhiều cho mục đích thiết kế đồ họa như logo, các banner, ấn phẩm.
Nhưng có một vấn đề mà bạn cần chú ý là ảnh bạn tạo sẽ được hiển thị công khai, vì vậy có thể người khác sẽ cướp tác phẩm của bạn và dùng cho mục đích thương mại. Lúc này có khả năng sẽ tranh chấp về bản quyền.
Ideogram hiện cho bạn miễn phí với 25 prompt/ngày và tốc độ tạo ảnh sẽ giảm nếu bạn tạo liên tục. Tuy nhiên nếu bạn không muốn chờ đợi hoặc không muốn mọi người thấy tác phẩm của bạn thì có thể cân nhắc dùng phiên bản trả phí từ 8$/tháng.
4. Midjourney

Đây là một ứng dụng tạo ảnh AI hoạt động dưới dạng bot Discord. Do đó bạn cần một tài khoản Discord và join vào máy chủ Midjourney. Nhìn chung thì mình thấy nó cũng khá là rắc rối đối với những bạn không rành về công nghệ.
Tuy nhiên bù lại, Midjourney nổi tiếng trong cộng đồng AI với khả năng tạo ảnh có tính sáng tạo, độ chân thực, sắc nét cao và sát với câu lệnh bạn đưa ra. Nếu bạn đã vô tình thấy các bài báo về giải thưởng ảnh tạo bằng AI trước đây thì khả năng nó được tạo ra từ công cụ này.
Với mỗi kết quả từ Midjourney bạn cũng có 4 lựa chọn và tải về máy nhanh chóng.
Tuy nhiên, do là một bot dùng chung nên kết quả của bạn sẽ bị chia sẻ cho người dùng khác. Vì vậy nó làm mất đi tính riêng tư và rò rỉ những tuyệt tác do bạn tạo ra.
Và mình cũng không đánh giá cao về trải nghiệm người dùng từ Midjourney, đôi khi bạn gửi một prompt và trong thời gian chờ thì đã có hàng chục prompt đưa vào đẩy kết quả của bạn đi. Vì vậy, bạn rất mắc công cuộn và tìm lại.
Hiện tại Midjourney đã ngừng cung cấp miễn phí cho bạn trải nghiệm, do đó nếu muốn sử dụng bạn cần nâng cấp lên bản trả phí với giá từ $8.
5. Canva
Canva đã quá nổi tiếng trong cộng đồng Designer với khả năng giúp những người không chuyên dễ dàng tạo ra các thiết kế đẹp mắt. Tuy nhiên gần đây họ cũng đã phát hành Magic Studio với sự hỗ trợ của AI trong thiết kế.
Tất nhiên cũng bao gồm text to image, ngoài việc giúp bạn dễ dàng tạo ảnh từ AI bằng cách nhập câu lệnh thì Canva còn cung cấp cho bạn tùy chọn đầu ra như kiểu nhiếp ảnh, nghệ thuật số, mỹ thuật,…và 3 kích thước (vuông-ngang-dọc).

Một ưu điểm khi dùng tính năng này là nó tích hợp liền mạch với các công cụ thiết kế khác trong Canva, do đó bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh trực tiếp trên cùng một nền tảng. Ví dụ như thêm văn bản, biểu tượng, hoặc dùng để tạo video social.
Nhìn chung đây là một tính năng lý tưởng cho những bạn đã có tài khoản Canva và muốn dùng chung trên một nền tảng.
Bạn có thể sử dụng tính năng này trong Canva Pro với mức giá từ 150k tháng, tuy nhiên bạn có thể mua từ các nhóm với giá rẻ chỉ từ và trăm ngàn một năm.
6. Dall-E
DALL-E là một mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi OpenAI (công ty đằng sau ChatGPT), sản phẩm AI của công ty này thì khỏi phải bàn do được hậu thuẫn rất mạnh từ Microsoft. Thật ra Bing Create Image bạn thấy ở trên cũng được phát triển trên DALL-E.
Trước đây phiên bản Dall-E2 mình không nhắc tới vì nó khá cùi, tuy nhiên khi DALL-E3 ra đời thì sức mạnh của nó vô cùng đáng nể.
Nó được tích luôn trong ChatGPT-4, do đó với vài câu lệnh bạn có thể nhận được các bức ảnh vô cùng chi tiết và chất lượng. Đặc biệt các prompt bạn đưa vào thường sẽ được AI xử lý qua một lớp để tối ưu trước khi tiến hành tạo cho bạn.
Bức ảnh dưới đây là một ví dụ:

Với mỗi lần bạn sẽ nhận được một ảnh và có thể tạo lại nếu chưa vừa ý, ngoài ra bạn cũng có thể tải ảnh lên và yêu cầu AI xử lý câu lệnh mới dựa trên ảnh đó.
Nhìn chung đây là một công cụ tạo ảnh bằng AI rất đang sử dụng, đặc biệt là khi dùng nó cũng có nghĩa là bạn sở hữu luôn ChatGPT-4. Một mô hình AI mạnh mẽ nhất thời điểm này.
7. CapCut
Mặc dù được biết nhiều đến vai trò là một phần mềm edit video dành cho người không chuyên, tuy nhiên Capcut thực sự còn rất nhiều tính năng hay ho khác. Và tạo ảnh từ văn bản là một trong số đó.
Với Capcut trên mobile bạn có thể sử dụng tính năng này ngay ở đầu giao diện chính. Với mỗi prompt bạn có thể tạo được 4 ảnh sau đó có thể lựa chọn và tải về máy.

Dù là một công cụ miễn phí nhưng mình giá chất lượng so với prompt đưa vào là khá giống, độ chi tiết và sắc nét cũng rất cao. Thậm chí với mỗi ảnh bạn có thể yêu cầu AI tăng độ phân giải lên cao hơn nữa.
Đây là một công cụ tạo ảnh bằng AI miễn phí mình nghĩ bạn nên thử, đặc biệt là bạn nào thường xuyên sử dụng điện thoại cho việc sáng tạo.
8. Adobe firefly
Nhắc đến Adobe thì có lẽ bạn sẽ nghĩ đến các phần mềm thiết kế đồ họa được cài trên máy tính. Tuy nhiên, với làn sóng AI thì Adobe cũng bắt nhịp với một nền tảng gọi là Adobe Firefly.
Ngoài việc cung cấp Prompt thì bạn sẽ có rất nhiều tùy chọn như 4 tỷ lệ ảnh khác nhau, thể loại và phong cách ảnh, màu sắc ánh sáng cho ảnh hoặc thậm chí là thông số giả định của ống kính máy ảnh…Hầu như có mọi lựa chọn cho một bức ảnh chuyên nghiệp cần có.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những ảnh nổi bật do người khác tạo và sao chép các câu lệnh hoặc lấy nó làm tham chiếu cho ảnh của bạn.
Có thể nói với vị thế là công ty hàng đầu về đồ họa thì Adobe Firefly sở hữu hầu hết những tính năng từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Dù bạn là một nhiếp ảnh gia hay nhà thiết kế đồ họa thì mình tin rằng nó sẽ làm hài lòng bạn.
Adobe Firefly hiện có giá từ $4,99/tháng với 100 credit hoặc nếu nhu cầu cao hơn mình khuyên bạn nên chọn Adobe Express với giá từ $9,99/tháng với 250 credit và nhiều quyền hơn vào các công cụ của Adobe.
9. Picart
Picart là một nền tảng thiết kế đồ họa hoạt động tương tự như Canva và họ cũng rất chú trọng tích hợp AI cho sáng tạo.
Ngoài các tính năng như xóa background, tối ưu ảnh, tạo nhân vật hoạt hình thì bạn cũng có thể sử dụng tính năng AI Image Creator.
Bên cạnh nhập prompt thì bạn có thể chọn kích thước đầu ra, và nhiều phong cách khác nhau. Với mỗi kết quả bạn có thể tiếp tục chỉnh sửa với bộ công cụ được tích hợp như thêm hiệu ứng, điều chỉnh ảnh sáng màu sắc, với các ảnh chân dung bạn còn có thể làm đẹp chủ thể.

Về cơ bản Picart không chỉ là một công cụ tạo ảnh AI là còn là một hệ sinh thái thiết kế ảnh. Điều này giúp cho quá trình sáng tạo của bạn được liền mạch, hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Bạn có thể bắt đầu với Picart Plus từ 5$/tháng và tận dụng mọi tính năng họ có.
Nếu muốn trải nghiệm bạn có thể dùng thử 7 ngày qua liên kết dưới đây.
10. PhotoSonic
Photosonic là một công cụ trong Writersonic – một nền tảng tạo nội dung bằng AI được đánh giá cao trên thị trường.
Với Photosonic bạn có thể dễ dàng tạo ra các bức ảnh với nhiều kiểu như điện ảnh, màu nước, anime, in mực, 3D,…chỉ với một câu lệnh mà bạn nghĩ ra. Đồng thời mình thấy chất lượng trả về tương đối ổn so với mặt chung các công cụ hỗ trợ viết content.

Công cụ này về cơ bản không phù hợp cho những bạn thuần thiết kế, tuy nhiên nếu bạn là một nhà sáng tạo nội dung như Blogger, writer, thì có thể tận dụng để tạo ảnh thay vì mất tiền cho những công cụ bên ngoài.
Bạn có thể dùng thử Writersonic (kèm Photosonic) bằng cách kích hoạt nút dưới đây.
Nếu bạn có nhu cầu cao hơn có thể bắt đầu với giá từ $19/tháng.
Divi AI
Divi AI là một công cụ tạo ảnh tích hợp trong trình tạo trang WordPress nổi tiếng Divi Builder của Elegant Themes.
Điểm nổi bật nhất ở Divi AI chắc chắn phải nói đến việc bạn có thể tạo ảnh nhanh chóng cho website WordPress ngay trong quá trình thiết kế trang với thao tác kéo thả. Bên cạnh đó nó hỗ trợ khá nhiều style khác nhau như ảnh chụp, đồ họa vector, hoạt hình, anime,..

Một điều khác mình khá ấn tượng ở Divi AI là ngoài cho phép bạn chọn các tỷ lệ ảnh thông dụng, thì bạn thậm chí có thể tự đặt kích thước theo mình mong muốn với đơn vị pixel. Điều này là đặc biệt quan trọng giúp bạn có ảnh vừa với kích thước thiết kế cần dùng, không quá dư thừa dẫn đến nặng website và thời gian tải trang lâu.
Cuối cùng bạn cũng có thể tải ảnh có sẵn lên và yêu cầu AI xử lý dựa trên ảnh đó.
Dù chỉ là một tính năng nhỏ trong một công cụ tạo trang kéo thả cho WordPress nhưng có thể thấy trình tạo ảnh bằng AI này của Divi không hề thua các nền tảng độc lập. Hơn nữa xét về tổng thể bạn còn nhận được các tính năng AI khác như tự tạo nội dung cho trang, edit ảnh bằng prompt, tự động lập trình mã CSS,..
Tất nhiên Divi Ai không dành cho mọi người, nó chỉ thích hợp cho những bạn đã có website WordPress và muốn phát triển nhiều tính năng qua hệ sinh thái của Elegant Themes (bao gồm Divi và nhiều công cụ khác).
Để sở hữu Divi AI thì bạn cần phải mua gói Freelancer với giá từ $211/năm. Với gói này bạn không chỉ tạo ảnh không giới hạn bằng Divi AI mà còn nhiều công nghệ và sản phẩm khác hỗ trợ một website phát triển tối đa. Theo mình đây là một khoảng đầu tư rất rẻ so với giá trị nhận được.
Lời kết
Và ở trên là tất cả những gì bạn cần biết về công cụ tạo ảnh bằng AI cũng như danh sách tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn.
Bạn biết rằng AI là một xu hướng và tạo ảnh bằng AI cũng không ngoại lệ, nó giúp bạn có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình mà không cần chuyên môn cao, lại còn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Là một nhà sáng tạo dù là Blogger, Youtuber, nhiếp ảnh gia, kiến trúc sư hay làm việc trong mảng Digital nói thì mình tin rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.
Với 11 công cụ tạo ảnh bằng AI mình vừa liệt kê trên, mỗi cái đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó hãy xem xét mục tiêu, nhu cầu và khả năng chi trả của bạn để có lựa chọn tốt nhất.
Còn bây giờ, truy cập một vài cái và tạo ra các tuyệt tác của bạn thôi. Đừng quên cho mình biết lựa chọn hoặc bổ sung trong comment bên dưới nhé!